CHẤT CHỈ THỊ MÀU* Hoa dâm bụt: Vò cánh hoa dâm bụt rồi tách lấy dịch của hoa. Bôi dịch của hoa lên giấy trắng, giấy có màu tím. Nhỏ vài giọt chanh lên giấy, màu tím hoá đỏ. Nhỏ dung dịch xút loãng lên giấy, màu tím sẽ hoá xanh. * Hoa móng bò: Vò nát cánh hoa, ta tách được dung dịch màu nâu. Dung dịch này chuyển sang màu hông da cam khi ta nhỏ axit vào và sẽ chuyển sang màu xanh đến màu vang rơm (tuỳ thao độ pH) khi tan nhỏ vào bazơ. * Hoa giấy: Vò cánh hoa, ta thu được dung dịch màu đỏ. Nếu nhỏ axit vào dung dịch này thi khoong có sự đổi màu nhưng nếu nhỏ bazơ vào thì dung dịch chuyển sang màu xanh. * Bắp cải tím: Lấy dung dịch của lá bắp cải có màu tím đỏ. Màu tím đỏ hoá màu đỏ sáng trong môi trường axit và nó sẽ hoá xanh trong môi trường bazơ. * Củ nghệ vàng: Dung dịch của củ nghệ có màu vàng cam. Dung dịch này hoá đỏ trong môi trường bazơ. Lưu ý : Có thể dùng nước vôi thay cho dung dịch xút, giấm ăn thay cho axit HÌNH VẼ TRÊN THUỶ TINH - Phủ lên mặt kính một lớp mỏng paraffin - Dùng một mũi thép nhọn khắc hoặc vẽ lên mặt kính đã phủ paraffin. - Cho axit HF hoặc hỗn hợp CaF2 và H2SO4 đậm đặc vào vị trí vừa khắc. Thuỷ tinh bị ăn mòn từ từ PTPƯ : CaF2 + H2SO4 = 2HF + CaSO4 SiO2 + 4HF = SiO2 + 2H2O (SiO2 có trong thành phần của thuỷ tinh) Lưu ý : Phản ứng xảy ra từ từ nên để yên 4 - 5 giờ để vết khắc được đẹp Sau khi cạo sạch lớp paraffin và rửa sạch, dùng phấn màu ướt chà vào vết khắc để làm nổi bật những hình vẽ. KHÍ NỔ Thu khí hidro vào đầyống nghiệm (để ống nghiệm úp xuống khi thu khí). Lấy ngón cái bịt miệng ống nghiệm. Đem ống nghiệm lại gần ngọn lửa. Để nghiêng ống nghiệm, mở ngón tay. Ta nghe có tiếng nổ. PTPƯ: 2H2 + O2 = 2H2O Lưu ý : + Thu khí hidro bằng cách cho kim loại mạnh tác dụng với dung dịch axit HCl . cần lấy miếng kim loại lớn, axit hơi đặc để khí thoát ra nhiều và ta có thể làm thí nghiệm được nhiều lần. + Quan sát hạt nước bám trong ống nghiếm sau phản ứng. Ảo thuật biến đổi màu sắc Thuốc pha màu vạn năng: Để lên giá gỗ 4 ống nghiệm mỗi ống đựng khoảng 5ml dung dịch các chất sau: CuSO4 loãng, phenoltalein loãng, rượu dâm bụt (rượu ngâm hoa dâm bụt) có pha acid rất loãng và thuốc thử Nesler. Lấy một cốc đựng dung dịch NH4OH. Rồi đưa cho mọi người quan sát màu sắc dung dịch. Rót dung dịch NH4OH lần lượt vào các dung dịch trên. + ống 1: màu xanh lơ nhạt của dung dịch CuSO4 sẽ biến thành màu xanh lam đậm rất đẹp, vì đã tạo phức chất đồng [Cu(NH3)]4+. + ống 2 : dung dịch phenoltalein không màu sẽ biến thành màu hồng tươi. + ống 3: dung dịch rượu dâm bụt có acid loãng màu hồng nhạt sẽ biến thành màu xanh lá cây. Dung dịch rượu dâm bụt có thể dùng thay cho dung dịch qùy tím. + ống 4: dung dịch nesler không màu sẽ trở thành màu đỏ nâu thẩm. Phản ứng của thuốc thử Nesler có thể viết dưới dạng như sau: NH4+ + 2(HgI4)2- + 4 OH- = 7I- + 3H2O + [OHgHg NH2]I4 Như vậy từ dung dịch NH4OH không màu ta đã pha thành nhiều màu khác nhau; và có thể kết luận vui rằng đó là một thứ thuốc pha màu vạn năng. Cuối cùng, nếu cho dung dịch HCl vào 4 dung dịch trên thì các màu trở lại như cũ. Có thể dùng 4 dung dịch sau đây để làm thí nghiệm tương tự: + Dung dịch NaOH loãng có vài giọt phenoltalein, màu đỏ hồng . + Dung dịch BaCl2 trong suốt. + Dung dịch kẽm oxide hoà trong nước, màu trắng đục như nước vôi sữa. + Dung dịch phức đồng [Cu(NH3)]2+ màu xanh lam thẫm. Dùng dung dịch H2SO4 đậm đặc rót vào 4 dung dịch trên ta sẽ được sự biến màu sau: + Dung dịch 1: biến thành không màu. + Dung dịch 2 : biến thành trắng đục như nước vôi sữa. + Dung dịch 3 : biến thành trong suốt. + Dung dịch 4 : biến thành màu xanh lơ nhạt. Những cách tạo ra sự cháy không cần diêm Cách 1: Trộn thuốc tím tinh khiết (KMnO4) với dung dịch H2SO4 rất đậm đặc (0.5g KMnO4 + 0.5 ml dung dịch H2SO4, hay lấy lượng thuốc tím bằng hạt ngô và nhỏ vào thuốc tím độ 6 giọt dung dịch H2SO4 đậm đặc). Dùng đũa thủy tinh sạch trộn đều hỗn hợp, rồi quệt đầu đũa lên bấc đèn cồn. Bấc đèn sẽ bùng cháy.Giải thích: dung dịch H2SO4 sẽ tác dụng với KMnO4 tạo ra Mn2O7 rồi thành MnO2, O2 và oxi nguên tử, nên hỗn hợp KMnO4 và H2SO4 có tính oxi hoá rất mạnh. Rượu, ête và nhiều hợp chất hữu cơ khác bùng cháy khi tiếp xúc với hỗn hợp trên.Chú ý: + Khi dùng KMnO4 không nên để các chất hữu cơ rơi vàovì khi cho dung dịch H2SO4 đậm đặc vào hỗn hợp sẽ nổ ngay nên trộ hỗn hợp trong chén sứ bằng đũa thuỷ tinh. + Không nên lấy quá so với lượng đã hướng dẫn vì dễ gây nguy hiểm; với liều lượng đó là đủ dùng khá nhiều lần. + Có thể dùng hỗn hợp trên để tổ chức trò chơi: "Câu pháo đốt không cần lửa" . Lấy một chậu thuỷ tinh nhỏ đựng nước lã. Trong chậu thuỷ tinh đặt một cốc nhỏ đựng cát. Trong cốc cát cắm một đoạn đũa thuỷ tinh. Đũa thuỷ tinh chỉ nhô lên khỏi mặt nước khoảng 1 cm. Trên đầu đũa thủy tinh để một lượng nhỏ KMnO4 và H2SO4 (tương tự như lớp thuốc cháy ở đầu que diêm). Dùng một que tre là cần câu. Một đầu que tre dược vót nhỏ và buộc với một sợi chỉ. Một đầu sợi chỉ buộc vào thân pháo để ngòi pháo quay xuống dưới. Người câu pháo đứng cách xa chậu nước từ 1.5 m đến 2 m. Do cần câu rung rinh, nên ngòi pháo sẽ chạm vào mặt nước. Lúc đó cắt ngay đoạn ngòi pháo đã bị ướtvà cho người khác vào câu. Nên làm đầu pháo toe ra một chút, để khi chạm vào đầu đũa thủy tinh nó có thể bùng cháy ngay. Cách chơi này vui, hấp dẫn, có thể tổ chức ở các buổi dạ hội, buổi cắm trại, hội chợ thanh niên … tổ chức cho nhiều người cùng chơi. Mỗi người tham gia trò chơi phải trả lời được một câu đố nào đó do ban tổ chức đưa ra. Nếu tả lời đúng mới được câu pháo. Chén sứ, đũa thủy tinh sau khi dùng xong phải ngâm vào nước vôi đặc để rửa. Cách 2: Nghiền nhỏ thuốc tím trong một chén sứ. Nhỏ glixêrin nguyên chất vào thuốc tím,trộn đều bằng đũa thủy tinh Lấy một miếng bông thấm nước, dàn mỏng ra rồi đặt vào hỗn hợp glixêrin và thuốc tím. Sau khỏang 1-3 phút, bông sẽ bùng cháy có ngọn lửa màu xanh hơi vàng.Chú ý: + Phải dùng glixêrin thật đậm đặc, nếu hơi lõang sẽ làm bông khó bùng cháy. Bông cần dàn mỏng để thấm đầu hỗn hợp và dễ cháy. + Lượng hóa chất nên lấy như sau: độ 2 g KMnO4 và 2.5-3 g glixêrin. Cách 3: Nghiền nhỏ từng thứ riêng biệt: 1 g KClO3 và 1-2 g đường kính; trộn đều hỗn hợp bằng một que tre (hay gỗ) nhỏ. Sau đó nhỏ độ 0.5-1 ml dung dịch H2SO4 đậm đặc (càng đậm đặc càng tốt) vào hỗn hợp trên. Ngọn lửa sẽ bùng cháy rất nhanh.Chú ý: + KClO3 rất dễ nổ, nên nghiền riêng từng lượng chất nhỏ, không làm vội, làm thiếu thận trọng để tránh nổ không cần thiết. + Không lấy nhiều hóa chất làm thí nghiệm dễ gây nguy hiểm. Cách 4: Dùng nước thay diêm: nghiền nhỏ iôt tinh thể rồi trộn với bột nhôm (hay bột kẽm) theo tỉ lệ thể tích 1:3 (một thìa thủy tinh nhỏ iôt với 3 thìa kẽm hay nhôm). Sau đó, nhỏ khỏang 5 giọt nước vào hỗn hợp. Hỗn hợp dần dần bốc cháy có khói màu tím (của hơi iôt), màu vàng của AlI3) và màu trắng của (hơi nước). Ở đây nước làm chất xúc tác khơi mào cho phản ứng. Phản ứng giữa nhôm và iode tỏa nhiệt rất mạnh làm bốc hơi nước, hơi iode và hơi AlI3; đồng thời một phần bột nhôm bùng cháy lên.Chú ý: Có thể dùng nước tạo ra lửa theo cách sau đây: lấy một cốc thủy tinh đựng đầy cát (có ngọn). Bới ngọn cát ra thành một lỗ hõm bằng hình đồng 5 xu. Lấy một miếng giấy lọc hay giấy báo tẩm xăng(hay bezen, dầu hỏa). Cắt một miếng Na bằng hạt đậu đen đặt lên miếng giấy. Người biểu diễn cầm cốc nước đun sôi, để nguội uống một ít; sau đó hãy đổ vào miếng Na. Từ ngọn lửa cát bốc lên ngọn lửa màu vàng có khói giống như núi lửa. Không dùng K vì phản ứng quá mạnh dễ gây nổ. Cách 5: Ngọn nến tự bốc cháy: dùng 0.5 g P đỏ(bằng hạt ngô) cho vào ống nghiệm khô sạch. Miệng ống nghiệm được đậy bằng đáy một ống nghiệm có chứa đầy nước lạnh. Dùng đèn cồn đốt nóng P đỏ để P đỏ bay hơi rồi ngưng tụ lại ở thành ống nghiệm và biến thành P trắng. Đợi cho ống nghệim nguội hẳn; rót độ 1-2 ml benzen vào ống nghiệm. Lấy đũa thủy tinh khuấy cho tan hết P trắng bám ở thành ống nghiệm( còn một lượng nhỏ P đỏ chưa phản ứng hết). Rót dung dịch benzen có hòa tan P trắng ra chén sứ. Lấy một miếng bông nhỏ nhúng vào chén, để khô rồi lại nhúng lại khoảng 4-6 lần. Sau đó bao miếng bông quanh bấc ngọn nến rồi rắc lên lớp bông một lớp mỏng P đỏ. Sau vài phút ngọn nến sẽ tự bốc cháy.Chú ý: + P trắng rất dễ cháy, vì vậy không nên lấy quá nhiều hóa chất. + Không để P bám vào tay(dù là P trắng hay đỏ ). Sau khi làm xong thí nghiệm nên ngắm rửa tay bằng dung dịch CuSO4 5%, rồi rửa lại bằng xà phòng cho sạch. Các ống nghiệm cũng phải ngâm vào dung dịch CuSO4 5% trước khi rửa.Dòng chữ tự phát sáng Ngâm một miếng P trắng khoảng 1 g vào 2 ml benzen hay CS2 cho tan hết khó tan thì cho thêm benzen. Có thể gói miếng P vào giấy cứng (bìa vở ), lấy búa khẽ đập cho vỡ vụn ra rồi cho vào benzen, ngâm cho mau tan hết. Giấy còn dính P phải ngâm vào dung dịch CuSO4 5%. Lấy 2 g ZnSO4 pha thêm 10 ml nước cho tan hết. Sau đó lấy dung dịch Na2S (hay (NH4)2S) rót vào dung dịch ZnSO4 ta sẽ thu được kết tủa trắng: ZnSO4 + Na2S = ZnS + Na2SO4 Lọc lấy kết tủa trắng ZnS và rửa bằng nhiều lần nước. Sấy khô ZnS rồi nghiền nhỏ thật mịn. Trộn bột ZnS với dung dịch P trong benzen. Dùng bút lông kẻ chữ lên tấm kính. Sau tấm kính dán giấy trắng. Buổi tối, có thể quan sát dòng chữ phát sáng màu xanh nhạt. Giải thích: Khí benzen bay hơi hết, P còn lại sẽ bị oxi hoá chậm trong không khí và phát ra một năng lượng dưới dạng ánh sáng. Đó là sự phát quang hóa học. ZnS cũng có hiện tượng phát quang khi nó được chiếu sáng. Chú ý: + Nếu hoà tan nhiều P trắng trong benzen thì khi trộn với ZnS để viết chữ sẽ phát sáng mạnh hơn. + Muốn cho chữ phát sáng dễ quan sát nên kẻ chữ có nét to. + Nếu có ít keo dính hòa tan trong benzen (chỉ cần một lượng nhỏ keo) thì khi sơn chữ lên kính, bột ZnS không bị rơi. + Cũng có thể tráng một lớp sơn đó vào một bình cầu rồi để cho benzen bay hơihết ta sẽ được một bình cầu phát sáng màu xanh. + Khi dùng P trắng phải thận trọng và luôn luôn có dung dịch CuSO2 5% để sử dụng khi không sử dụng P nữa. + Có thể điều chế P trắng từ P đỏ như trong thí nghiệm cây nến tự bốc cháy.Nếu không có ZnS thì chỉ cần viết chữ bằng dung dịch P trắng trong benzen cũng vẫn phát sáng tốt. Đốt cháy khăn tay Nhúng một khăn tay mỏng vào nước cho thầm nước đều rồi vắt khô. Cầm hai góc khăn đối diện (A,B) căng ra. Nhúng 2 góc khăn còn lại vào cồn hay aceton, sau đó cầm căng khăn ra và đưa 2 góc khăn đưa vào đèn cồn đốt. Khăn bị cháy bùng lên. Hai tay vẫn cầm căng khăn ra, lửa sẽ không cháy vào tay. Sau khi lửa tắt, khăn tay vẫn còn nguyên vẹn. Giải thích: Aceton hay cồn rất dễ bay hơi, khi khăn tay cháy,cồn và acetonsẽ bay hơi nhanh. Cồn hay acêton bay hơi hết ngọn lửa sẽ tắt. Nhiệt độ do cồn cháy tạo ra đủ để làm cho cồn bay hơi hết. Do đó khăn tay không thể cháy được. LỘT DA TAY Bôi một lớp mỏng glycerin vào lòng bàn tay, sau đó bôi một lớp côlôđiông lên trên. Đợi lớp clôđiông khô, lại bôi một lớp thứ 2. Lớp côlôđiông dày sẽ bóc khỏi da tay. Xoa lên lớp côlôđiông một lớp dung dịch sắt III (Fe2(SO4)3). Khi biễu diễn “lột da tay” ta cầm con dao cùn đã nhúng vào dung dịch KCNS; đặt má dao áp lên lòng bàn tay; mặt nhăn lên tỏ ra đau đớnkhi lấy dao nạy da ra. Máu chảy đỏ tay và từ từ lột từng miếng da ra. Giải thích: Côlôđiông tạo màng mỏng hơi ngà ngà nâu giống màu da tay. Màng mỏng côlôđiông bám vào tay có thể dễ dàng bóc ra. Dung dịch Fe2(SO4)3 sẽ tác dụng với dung dịch KCNS tạo ra chất Fe(CNS)3 có màu đỏ máu. Bôi lớp glycerin lên da để lớp Côlođiông dễ bóc ra, không bám chắc vào da. Chú ý: Cóthể dùng phim ảnh hoà tan vào aceton hay etylacetate thay dung dịch Côlôđiông. Người bán thuốc Lấy 2 cốc nước pha mực đỏ như nhau. Nhỏ vài giọt cồn iod vào một trong hai cốc đó. Người bán thuốc rao ngoài phố thường giới thiệu: đây là hai cốc đựng đầy máu. Nhỏ vài giọt nước cơm hay nước cháo vào hai cốc. Một cốc, máu vẫn đỏ, một cốc có màu xám xịt lại (do iod tác dụng với hồ tinh bột). Người bán thuốc giới thiệu tiếp: một cốc chứa máu người khoẻ có màu đỏ, còn cốc chứa máu người ốm có màu xám. Nhỏ tiếp vào cốc có màu xám vài giọt Natri thiosulfat (Na2S2O3), khẽ lắc dung dịch, dung dịch trong cốc trở lại màu đỏ như cũ. Người bán thuốc giới thiệu vui rằng anh ta có một thứ thuốc thần diệu chữa cho người ốm khoẻ ngay như vậy. Thực ra, đó là phản ứng I2 bị khử thành NaI không làm hồ tinh bột xanh xám nữa. 2Na2S2O3 + I 2 = Na2S4O6 + 2 NaI. Núi lửa Lấy đất sét đắp thành hình quả núi nhỏ cao độ 15 - 20 cm; đường kính khỏang 20 cm. Khoét rỗng trong lòng quả núi, phơi cho khô( không cần khô hẳn) rồi đặt lên một miếng gỗ. Trên đỉnh núi khoét một miếng tròn bằng miệng uống nước nhỏ. Lấy một hộp sắt sữa bò đặt vào trong lòng quả núi. Trộn khoảng 150 g (NH4)2Cr2O7 với 10 g than bột sấy khô và một thìa nhôm bột (nếu không có nhôm bột cũng được). Đổ hỗn hợp vào hộp sắt. Trên hỗn hợp cho thêm khoảng 1g vun Mg kim lọai hay 1 - 2 đọan sợi Mg. Lấy một mảnh báo đã tẩm xăng hay benzen đặt lên trên Mg. Trên cùng đặt một miếng Na kim lọai to bằng hạt ngô. Nhỏ vài giọt nước vào đúng miếng Na. Ngọn lửa sẽ bùng lên ở miệng núi. Lúc đầu có các tia sáng màu vàng, rồi tia sáng trắng bắn ra sau cùng núi lửa phun ra rất mạnh những tia sáng màu vàng. Ngọn lửa phun ra khá cao khoảng 0.3 - 1 m. Giải thích: Na tác dụng với nước đã giải phóng ra H2. Phản ứng tỏa nhiệt mạnh làm cháy H2 rồi Na. Sau đó cháy vào giấy có tẩm xăng hay benzen. Mg được đốt cháy mạnh tạo điều kiện cho (NH4)2Cr2O7 phân hủy mạnh. Phản ứng phân hủy này có kèm theo sự tỏa nhiệt mạnh làm nóng đỏ các hạt Cr2O3, đồng thời có hơi nước và khí N2 thoát ra mạnh làm bắn tung các hạt crôm oxide lên thành những tia lửa phun ra ngòai miệng núi lửa. (NH4)2Cr2O7 = N2 + 4H2O + Cr2O3 + 123 kCal Chú ý: + Có thể dùng (NH4)2Cr2O7 và Na có giấy tẩm benzen bọc ngoài cũng được. Vì phản ứng phân hủy của (NH4)2Cr2O7 rất dễ xảy ra (khoảng 200 oC) nên chỉ cần đốt nóng là có phản ứng ngay. + Nếu không có (NH4)2Cr2O7 ta có thể dùng hỗn hợp thay thế sau đây vẫn có phản ứng xảy ra tốt.3 khối lượng K2Cr2O7 + một lượng NH4Cl (cần sấy khô trước rồi hãy trộn đều với K2Cr2O7). + Trộn thêm bột Mg, bột nhôm hay bột than vào nhằm làm cho các chất này cháy có ánh sáng trắng và vàng pha thêm vào ngọn lửa này cho đẹp.Ống nghiệm phun lửa Lấy một thìa thủy tinh nhỏ thuốc tím và một thìa than bột, trộn thật đều rồi cho vào ống nghiệm, cặp thẳng đứng trên giá sắt. Đun nóng đáy ống nghiệm một lúc (độ 1 phút). Ta sẽ thấy trong ống nghiệm có những tia sáng như sao sa phun lên. Giải thích: + Khi đun nóng KMnO4 bị phân tích giải phóng ra O2 : 2 KMnO4 = K2MnO4 + MnO2 + O2 + Oxi được giải phóng sẽ "đốt cháy" các hạt than rất nhỏ đã được đun nóng. Khí oxi thoát ra từ trong hỗn hợp làm bắn tung các hạt than đang cháy lên.Chú ý: Bột than cần được sấy khô trước để phản ứng dễ thực hiện.Sự cháy trong lòng chất lỏng Lấy vào ống nghiệm 3 ml rồi rót nhẹ theo thành ống nghiệm 3 ml dung dịch H2SO4 đậm đặc. Hỗn hợp chia thành 2 lớp: lớp dưới là axít H2SO4, lớp trên là dung dịch cồn. Rắc từ từ, ít một, những hạt thuốc tím vào hỗn hợp. Chưa đầy nửa phút sau, các tia lửa lóe sáng trong lòng chất lỏngnhư sao sa và có những tiếng nổ lách tách khá lâu. Khi phản ứng ngừng, ta lại rắc thêm các hạt thuốc tímvào tiếp và phản ứng lại tiếp tục. Giải thích:
Khi các hạt thuốc tím rơi vào dung dịch cồn, tới lớp có axít H2SO4 sẽ có phản ứng. Oxi được giải phóng. Phản ứng tỏa nhiệt mạnh và nhờ có oxi làm cồn cháy. Sự cháy xảy ra ở quanh từng hạt thuốc tímnên trông như sao sa. Chú ý:
+ Không nên rắc các hạt thuốc tím vào dung dịch cồn quá niều ngay một lúc vì phản ứng quá mạnh, sôi lên và làm đục hỗn hợp nên các tia sáng lóe ra không rõ; hơn nữa phản ứng lại mau kết thúc, nguời xem không quan sát được nhiều. + Có thể làm biểu diễn thí nghiệm này trong ống đong loại 100 ml hay cốc thủy tinh nhỏ loại 50 ml. Mỗi dung dịch lấy 15 ml. Làm với lượng hóa chất nhiều hơn ở trong ống đong để nhiều người quan sát được rõ. |
|